Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Làm thế nào để xử lý người thuê khi hết hạn hợp đồng mà vẫn ngoan cố ở lại

Theo quy định thì khi hợp đồng thuê nhà hết hạn, nếu không có sự đồng ý thỏa thuận của hai bên, hợp đồng đã chấm dứt thì người thuê không còn gí trị sử dụng ngôi nhà đó nữa. Thế nhưng vẫn còn đâu đó trường hợp khi mà thời hạn hợp đồng đã chấm dứt mà người thuê vẫn gan cố ở lại gây ra những xung đột không đáng có. Dưới đây là câu truyện băn khoăn của một vị chủ nhà khi mà hết hạn hợp đồng nhưng người thuê nhất quyết không chuyển đi, dù đã nói hết mức nhưng không biết phải làm thế nào. Hãy cùng nghe dòng chia sẻ của vị chủ nhà đó nhé.

Tôi cho người họ hàng thuê nhà được 2 năm nay. Tuy nhiên, sau khi hợp đồng hết hạn, người này kiên quyết không chịu ra khỏi nhà tôi, họ nói cùn là không có nhà và chẳng biết đi đâu cả. Tôi khóa nhà lại thì họ hô hoán là bắt giữ người, chiếm giữ tài sản. Tôi mở cửa ra thì họ lu loa là xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp. Tôi phải làm gì để tống khứ "của nợ" này ra khỏi nhà mình một cách đúng pháp luật?
Nhận được câu hỏi trên và nhờ tư vấn giải đáp thì ban chức trách đã có giải đáp như sau:


Trả lời

Theo quy định tại Điều 492 Bộ Luật Dân sự 2005, hợp đồng cho thuê nhà ở có thời hạn trên 6 tháng thì phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. Nếu việc thuê nhà tuân thủ quy định này thì thời hạn chấm dứt hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sẽ được giải quyết theo quy định trong Hợp đồng. Nếu Hợp đồng thuê nhà không tuân theo hình thức nêu trên thì bạn phải chứng minh với cơ quan có thẩm quyền về thời hạn thuê nhà đã chấm dứt. 

Về nguyên tắc, khi Hợp đồng thuê nhà hết thời hạn và bên cho thuê không muốn cho thuê tiếp thì Hợp đồng này đương nhiên chấm dứt, quan hệ thuê nhà giữa hai bên chấm dứt. Kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng, bên thuê có nghĩa vụ trả lại nhà cho bên cho thuê, vì vậy bạn có quyền quản lý và định đoạt tài sản của mình. Việc bạn khóa cửa, hay mở cửa nhằm quản lý ngôi nhà là hoàn toàn hợp pháp, không vi phạm pháp luật và không phải là hành vi “bắt người” hay “xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp”. Vì vậy, nếu người thuê trước đó tiếp tục ở lại trong nhà bạn, hành vi này xâm phạm quyền sở hữu của bạn mà pháp luật bảo vệ.

Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, tại điểm d khoản 1 Điều 18 quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi: “Sử dụng trái phép tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 142 Bộ Luật Hình sự, nếu hành vi chiếm giữ nhà ở này “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về hành vi này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì có dấu hiệu hình sự và bị xử lý theo quy định của Bộ Luật Hình sự.


Do vậy, bạn có thể viết Đơn tố cáo gửi chính quyền địa phương để can thiệp xử lý, trường hợp có dấu hiệu hình sự thì họ sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan công an có thẩm quyền. 

Như vậy, khi hết hạn hợp đồng thuê nhà đồng nghĩa với việc bản hợp đồng đó đã bị vô hiệu hóa, nếu người thuê nhà vẫn cố ở lại trong khi người cho thuê không muôn mà vẫn ngoan cố thì người cho thuê có thể tố cáo người đó và sẽ được pháp luật bảo vệ. Từ trường hợp trên đây hi vọng sẽ là bài học hữu ích nếu bạn là chủ nhà gặp những khách như thế thì sẽ không bị băn khoăn nữa mà có những phương án tốt hơn để xử lý.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét